Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Kệ vân - Cư Trần Lạc Đạo Phú - Trần Nhân Tông
KỆ VÂN - CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ - TRẦN NHÂN TÔNG
"Cư Trần Lạc Đạo Phú" là bài phú gồm 10 hồi và 4 câu kệ kết thúc (Kệ vân), do Trần Nhân Tông sáng tác.
Nhân Tông lên ngôi năm Kỷ Mão (1279), có 2 niên hiệu là Thiệu Bảo và Trùng Hưng. Sau chiến thắng vang dội trước hai lần xâm lược của Nguyên-Mông, ông nhường ngôi cho con và chuyên tâm vào phật học. Ông đi đó đây thuyết pháp, chu du các nơi, đến tận Chiêm Thành rồi lên tu ở núi Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà. Nhân Tông qua đời năm 1308 ở am Ngoạ Vân.
Nhân Tông là người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam, do đó cũng gọi là Trúc Lâm đại đầu đà, hay là Trúc Lâm Đại Sĩ.
"Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền."
Dịch nghĩa:
Sống ở chốn phàm trần, tuỳ duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà chúng ta đã có sẵn châu báu, đừng đi tìm ở đâu xa nữa
Đối cảnh vô tâm thì không cần hỏi tới thiền làm gì nữa!
Dịch thơ:
"Cõi trần vui đạo sống tùy duyên
Đói cứ ăn ngay, mệt ngủ liền
Của báu trong nhà tìm đâu nữa
Trước cảnh tâm yên, chẳng thiết thiền!"
Bản dịch thơ của Huệ Chi:
"Cõi trần vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Đói cứ ăn no, mệt ngủ yên.
Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm,
Vô tâm trước cảnh, hỏi gì Thiền."
Phần kệ kết thúc này có thể xem là cái hồn, cái thi nhãn của cả bài phú. Nó tỏ rõ cái tinh thần của đạo, của bậc chân tu: nhìn vào trong tâm mà tu hành, tùy duyên mà hành sự, thì dẫu cảnh đổi người thay ta cũng "vui đạo", đó chính là thiền mà không phải thiền.
Thích Nhất Hạnh bình rằng: "Khi đọc bài này tôi rất xúc động, tựa như mình đang đi vào trái tim của người xưa để thấy được tình thương và tuệ giác của một vị tổ sư.
(Góc Nhỏ Văn Thơ)
--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Master Thanh và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Nhãn:
Ban tron van nghe
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét