Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2010

Xuân Vọng - Đỗ Phủ (nguồn Thi Viện)

Thơ Đỗ Phủ




XUÂN  VỌNG

Quốc phá sơn hà tại
Thành Xuân thảo mộc thâm
Cảm thời hoa tiễn lệ
Hận biệt điểu kinh tâm
Phong hoả liên tam nguyệt
Gia thư để vạn kim
Bạch đầu tao cánh đoản
Hồn dục bất thăng trâm

Đỗ Phủ


Thái Tuấn Fashion



Thái Tuấn Fashion


春望

國破山河在,
城春草木深。
感時花濺淚,
恨別鳥驚心。
烽火連三月,
家書抵萬金。
白頭搔更短,
渾欲不勝簪。


Thái Tuấn Fashion

Thái Tuấn Fashion


Dịch nghĩa

Núi sông còn đó mà nước mất rồi,
Thành ngày xuân hoang tàn, cỏ cây rậm rạp.
Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ,
Như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa.
Khói lửa báo giặc giã cháy suốt ba tháng liền.
Thư nhà lúc này đáng vạn đồng.
Gãi mái đầu bạc thấy càng thêm thưa, ngắn,
Muốn cài trâm mà chẳng được.


Thái Tuấn Fashion

Thái Tuấn Fashion


Dịch thơ

Nước mất, còn sông núi
Thành xuân cỏ chất chồng
Hoa thương thời nhỏ lệ
Chim giận biệt đau lòng
Khói lửa liền ba tháng
Thư quê đáng vạn đồng
Bạc đầu cùn mái tóc
Trâm bạc khó cài xong

Lê Nguyễn Lưu

Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997


Thái Tuấn Fashion

Thái Tuấn Fashion


Dịch thơ

Nước mất sông núi không
Hoa tuôn lệ cảm thông
Mùa xuân cây cỏ rậm
Biệt ly quá đau lòng
Ba tháng giặc phong tỏa
Tin tức quý vàng ròng
Ðầu bạc lưa thưa tóc
Trâm cài cũng bằng không.

Phí Minh Tâm


Thiếu nữ Trung Quốc

Thiếu nữ Trung Quốc


Dịch thơ

Nước mất nhưng núi sông còn,
Thành xuân quạnh quẽ um tùm cỏ gai.
Cảm thời, hoa để lệ rơi,
Biệt ly hoa cũng vì người xót xa.
Tháng ba rồi đến tháng ba,
Thư nhà buổi loạn đúng là vàng muôn.
Gãi đầu tóc bạc thêm cùn,
Búi lên sổ xuống, trâm luồn lại rơi.

Khương Hữu Dụng

Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962


Thiếu nữ Trung Quốc

Thiếu nữ Trung Quốc


Dịch thơ

Nước tàn sông núi còn đây
Thanh xuân cây cỏ mọc đầy khắp nơi
Cảm thời hoa cũng lệ rơi
Chim kia cũng sợ hận người lìa tan
Lửa phong ba tháng lan tràn
Thư nhà đưa đến muôn vàng chắt chiu
Xoa đầu tóc bạc ngắn nhiều
So le lởm chởm khó điều cài trâm

Trần Trọng San


Thiếu nữ Trung Quốc

Thiếu nữ Trung Quốc


Dịch thơ

Nước phá tan, núi sông còn đó
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.

Trần Trọng Kim

Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995


Thiếu nữ Trung Quốc

Thiếu nữ Trung Quốc





Dịch thơ

Nước mất còn sông núi
Thành xuân cảnh um tùm
Biệt ly lòng chim hãi
Cám cảnh lệ hoa tuôn
Lửa hiệu liền ba tháng
Thư nhà đáng mấy muôn
Gãi hoài cùn tóc bạc
Chừng tuột chiếc trâm luôn

Nam Trân


Thái Tuấn Fashion

Thái Tuấn Fashion


Đỗ Phủ (chữ Hán: 杜甫; 712 – 770), biểu tự Tử Mĩ (子美), hiệu Thiếu Lăng dã lão (少陵野老), Đỗ Lăng dã khách (杜陵野客) hay Đỗ Lăng bố y (杜陵布衣), là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử (诗史) và Thi Thánh (诗圣).

Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Ông thường cùng Lý Bạch được gọi là Lý Đỗ (李杜). Về sau, có Lý Thương Ẩn cùng Đỗ Mục trứ danh thời Vãn Đường, được gọi là Tiểu Lý Đỗ (小李杜) để phân biệt, vì vậy cặp Lý Bạch-Đỗ Phủ được gọi là Đại Lý Đỗ (大李杜). Từ thời nhà Thanh, Đỗ Phủ được gọi là Lão Đỗ (老杜) để phân biệt với Đỗ Mục.

Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, nhưng những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo. Đến nay, bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

(sưu tầm)


Thái Tuấn Fashion



--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Thái Tuấn Fashion minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :