Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Giao Thừa

Góc Nhỏ Văn Thơ


GIAO THỪA

"Giao thừa", dùng để chỉ thời khắc năm cũ qua, năm mới đến, là từ Hán Việt do người Việt sáng tạo ra. Đêm cuối cùng của năm cũ trong Tết âm lịch, theo cách gọi Trung Hoa là đêm "trừ tịch" (除夕) chứ không phải đêm "giao thừa". Nguyên gốc, chữ giao thừa chỉ dùng cho tết Nguyên Đán trong âm lịch, mà nay, với sự phổ biến của Dương lịch (lịch Gregory), ta cũng dùng chữ này để chỉ thời khắc 31.12 chuyển sang 1.1.


Phương Phương



Phương Phương


Theo "Hán Việt từ điển giản yếu" của Đào Duy Anh, "giao thừa" (交承) có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến". Trong chương "Tứ thời tiết lạp" trích từ sách "Việt Nam Phong Tục" của Phan Kế Bính viết rằng:

"Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê thì các xóm tế giao thừa tại nơi điếm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành-khiển, coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới."

Ngoài ra, chữ "Giao" (交) còn mang nghĩa "tiếp nối", mà "Thừa" (承) mang nghĩa "Nối dõi, kế tục", nên ta cũng có thể đoán rằng "Giao Thừa" là thời khắc tiếp nối giữa hai năm, năm sau kế tục năm trước.

Giao thừa là lúc ta chọn ra những gì tinh túy tốt đẹp nhất của năm cũ mà "trao sang" năm mới, để lại những nỗi muộn phiền, những điều không may mãi nằm ở phía sau. Chúc các bạn theo dõi Góc Nhỏ Văn Thơ, các khán thính giả say mê văn chương một năm mới 2024 hạnh phúc và bình an.

(Góc Nhỏ Văn Thơ)


Phương Phương


--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Phương Phương (ảnh 2, 3 và 4) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :