Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Selma Lagerlöf

Góc Nhỏ Văn Thơ


SELMA LAGERLOF - NHÀ VĂN NỮ ĐẦU TIÊN ĐOẠT GIẢI NOBEL

Selma Lagerlöf (1858–1940), một biểu tượng văn học có cuộc đời cũng thú vị như những tiểu thuyết của bà.

Hành trình của bà từ trại Mårbacka ở Thụy Điển với những hạn chế về cơ hội và giáo dục dành cho phụ nữ, bị liệt cả hai chân từ năm 3 tuổi và suốt sáu năm không cử động được, gia đình phá sản từ thuở ấu thơ, cho đến khi trở thành một hiện tượng văn học toàn cầu, thật sự là một nguồn cảm hứng lớn lao.


Photo by Lam Trang



Photo by Lam Trang


Thành tựu văn học của Selma Lagerlöf bao gồm mười sáu tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn - mang theo một phong cách kể chuyện đột phá vào thời bấy giờ. Lối kể chuyện sống động, ít văn hoa mà gần gũi, tắm mình trong văn hóa dân gian và lịch sử xứ Bắc Âu, cho ta một trải nghiệm vượt trên không gian và thời gian.

Từ quyển "Truyền kỳ của Gösta Berling" huyền diệu đến "Jerusalem" hùng vĩ, cho đến câu chuyện thiếu nhi nổi tiếng "Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils" (mà rất nhiều thế hệ độc giả Việt Nam từng quen thuộc), các tác phẩm của bà đem ta qua linh hồn của xứ Thụy Điển, lịch sử Kinh Thánh và cả những câu chuyện rất cá nhân trong một địa hạt văn học vừa quen thuộc, vừa mới mẻ.


Photo by Lam Trang

Photo by Lam Trang


Giải Nobel Văn học năm 1909 và việc được bầu vào Hàn Lâm viện Thụy Điển là  ấu mốc quan trọng, khẳng định ảnh hưởng lớn của bà đối với văn học và xã hội. Bà kể lại là mình đã lên trời, tìm gặp linh hồn người cha quá cố, “làm bộ lo lắng vô cùng, xin cha một lời khuyên phải lẽ, vì đang mắc nợ người ta không biết bao nhiêu mà kể”.

Thế nhưng tôi thường xem chính con người của Selma - sự kết nối với miền quê Mårbacka, cuộc dấn thân vào các vấn đề xã hội, kỹ thuật kể chuyện sáng tạo - khiến cho tác phẩm của bà có ý nghĩa trường tồn. Từ hành trình đi sâu vào tâm thức của người phụ nữ trong "Những nữ hoàng xứ Kungahälla", đến việc đào sâu vào bản chất và đạo đức con người, di sản của bà tỏa sáng như một ngọn hải đăng về trí tuệ văn học và văn hóa.

(Góc Nhỏ Văn Thơ)


Photo by Lam Trang


--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Lam Trang và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :