
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
Thơ của bạn thơ Nguyễn Xuân Huy (3)

RƯỢU ĐẮNG
(Cảm đề bài MỜI RƯỢU TRƯƠNG CHI của
tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn)
Đắng lòng vì nỗi tình si
Tuyền đài không hết chia li... dại khờ
Chén Đàn lưu bóng mắt chờ
Mị Nương tràn nỗi bến bờ mạch Tương !
Hận tình, rượu đắng chàng Trương
Ngàn đời vẫn cứ nhớ thương... một thời !
(Lục bát Việt Nam ngày 31.7.2010)
Nguyễn Xuân Huy

Nhãn:
Hoa tho
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017
Thơ của bạn thơ Nguyễn Thị Cẩm Linh

GÓC ĐƯỜNG
(Đôi dòng xin gửi tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn,
nhân đọc TÌNH ANH XE ÔM)
Góc đường có lắm xe ôm
Đi qua đi lại mỗi hôm mấy lần
Ấy mà lòng cứ băn khoăn
Em nào biết chọn xe chàng nào đây
Duyên trời định đoạt cũng hay
Bỗng dưng gặp phải chàng đây cùng làng
Ra vào chạm ngõ ngại ngùng
Bỗng dưng nối sợi tơ hồng xe ôm
Mời em ngồi cạnh chiều hôm
Cho anh vững lái đưa em về nhà.
(Trang web Lục Bát Việt Nam ngày 25.7.2011)
Nguyễn Thị Cẩm Linh

Nhãn:
Hoa tho
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017
Thơ Haiku của Matsuo Basho, Thái Bá Tân dịch (8)
71. Có phải gió
Thổi mạnh làm gãy cành thông?
Tiếng nước té thật mát.
72. Dòng suối trong
Con cua nhỏ
Theo chân tôi bò lên.
73. Đời quả xấu xa
Nhưng chừng nào có anh ở đời
Tôi còn bị đời lôi cuốn.
74. Hồn bay theo trăng
Sáng ngời trên núi
Để xác tôi trong bóng tối.
Nhãn:
Nha Tho noi tieng
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017
Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017
Chuyện về thiền sư nước Việt đầu thai làm Hoàng đế Trung Hoa
THIỀN SƯ NƯỚC VIỆT ĐẦU THAI LÀM HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA
Tổ tiên từ ngàn xưa đã nói về “thất đức”, “tích đức”, nói rằng những người giàu có, quan lại, đến vua chúa, Hoàng Đề đều do “tích đức” mà được. Câu chuyện về thiền sư Huyền Chân tại chùa Quang Minh được ghi chép trong “Quang Minh Tự sự tịch”, “Công dư tiệp ký”, “Lịch triều hiến chương loại chí”, “Đồng khánh dư địa chí”, cũng như trong các sách chép về cao tăng nước Việt.
Từ thiền sư nước Việt
Chùa Quang Minh ở làng Hậu Bổng, huyện Gia Phúc xưa kia vốn là nơi thanh tịnh nằm cạnh sông Vĩnh Hà, giữa những cây cổ thụ xanh biếc. Chùa nằm ở cuối làng Hậu Bổng, xung quanh là con ngòi thơm ngát hương sen.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép rằng: “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm”.
Chùa trải qua các đời đều có những vị cao tăng đạo hạnh, nhưng nổi bật nhất là trụ trì Huyền Chân với công lao hoằng dương Phật Pháp.
Theo “Quang Minh Tự sự tịch”, thiền sư Huyền Chân không rõ sinh năm nào, người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình). Sư hàng ngày đọc kinh sách, tham thiền.
Khi đã về già, một buổi trưa nọ, sư nằm ngủ và chìm vào giấc mộng, trong giấc mộng nhìn thấy đức Phật ngồi trên tòa sen trắng nói với sư rằng: “Công lao hoằng dương Phật Pháp bấy lâu nay của trụ trì thật là đáng kể, thiện niệm đã đưa trụ trì gần cõi tĩnh hư. Dù sao, tiền duyên túc trái còn chưa sạch hẳn. Kiếp sau nặng gánh gian truân, phải làm Hoàng Đế một nước lớn để trả cho sạch nợ hồng trần”.
Tỉnh lại sư gọi chúng đệ tử đến kể, rồi sư căn dặn chúng đệ tử ghi chép lại để xem giấc mộng này có ứng nghiệm hay không. Đêm hôm ấy sư viên tịch. Các đệ tử y theo lời dặn của sư, viết lên vai của sư mười chữ: “An Nam Quốc Quang Minh Tự Sa Việt Tỳ Khưu”.
Nhãn:
Ban tron van nghe
Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017
Lễ hội đầu xuân và những hạt sạn
![]() |
Nhiều du khách vào chùa vẫn mang dép dù có bảng cấm |
LỄ HỘI ĐẦU XUÂN VÀ NHỮNG HẠT SẠN
Lại một mùa xuân thanh bình nữa đã và đang đi qua trên đất nước ta. Đầu xuân đi lễ hội, đi chùa là một nét văn hóa rất đẹp của người Việt đã có từ thời xa xưa. Những người đi lễ hội đều có những ý nguyện rất chung: một là tham quan danh lam thắng cảnh của quê hương; hai là vì tín ngưỡng, ba là cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc và cầu lộc cho gia đình. Rất tiếc do ý thức văn hóa của người dân quá kém và tệ hại hơn là ngày lại càng đi xuống nên vô tình nhiều người, trong đó đa phần là các bạn trẻ, đã bộc lộ những thể hiện rất xấu và rất phản cảm khiến nhiều người phải ngán ngẩm.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Lâm Đồng) là một nơi nổi tiếng thanh tịnh với nét đẹp không gian tĩnh mịch và tôn nghiêm. Nhưng đầu năm nay các nhà sư trong chùa Linh Quy Pháp Ấn đã phải “khóc ròng” vì rất nhiều khách thập phương đi lễ chùa mà hoàn toàn không có cái tâm của một người Phật tử chân chính. Nhiều cô gái rất xinh đẹp, chân dài nhưng lại bận những chiếc váy ngắn “rất gợi cảm” khi vào chùa, mặc dù trước cổng chùa đã có bảng cấm. Một người bạn của tôi đã nói nửa đùa nửa thật: “Các cô xinh đẹp như thế sao không rủ nhau đi quyến rũ các đại gia, lại cứ đi gây “xao xuyến” làm chi cho những người đã tu hành?”. Tôi đã từng được nghe một vị cao tăng giảng: Khi đi lễ chùa nếu ăn mặc gợi cảm quá mức sẽ vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì!
![]() |
Những người đẹp váy ngắn |
Nhãn:
Du lich
,
Thong Tan Xa Con Le Le
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017
Những câu ca dao Việt Nam về Mùa Xuân, Tết (2)

NHỮNG CÂU CA DAO VIỆT NAM VỀ MÙA XUÂN, TẾT (2)
Cái con chim chích
Nó rích cành chanh
Tôi lấy mảnh sành
Tôi vanh nó chết
Gặp ba ngày Tết
Làm ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà Cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Đưa lên biếu chú
Chú hỏi thịt gì
Thịt con chim chích
Nó rích cành chanh…
Đỏ đỏ đen đen năm ba ngày tết
Mặn lạt sáu bảy ngày xuân
Dầu năm bảy nơi đến nói em hỏng có ưng
Thà em ở vậy, cầm chừng đợi anh.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)