Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Bình bài thơ Nửa đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn (1)

Thiếu nữ áo dài trắng ngồi cầm nến

BÀI THƠ NỬA ĐỜI VÀ BỐN BI KỊCH LỚN CỦA CON NGƯỜI

1. Bi kịch thứ nhất: Bi kịch trong tình yêu

Nửa đời
Nhỏ lệ làm sông
Thuyền yêu chèo mãi
Vẫn không thấy bờ.

Với giọng thơ lục bát nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vận dụng lối ngắt nhịp biến 2 câu thơ lục bát 6 - 8 thành 2 - 4 - 4 - 4 để tạo nên một âm điệu vừa trữ tình vừa khoắc khoải bi thương. Yêu như trong bài thơ thì làm sao giữ gìn hạnh phúc được? Yêu là phải có nghị lực vươn lên. Tôi nhớ một bài thơ khác cũng của Thanh Trắc Nguyễn Văn, đã có một ý thức và một cách xử lý trong tình yêu hoàn toàn khác hẳn:

Cầm lên một trái khổ qua
Khổ mà kêu khổ đúng là khổ thôi
Yêu nhau leo núi vượt đồi
Chia bùi xẻ đắng khổ rồi cũng qua!
(Trái khổ qua – Thanh Trắc Nguyễn Văn)


Thiếu nữ xinh


Thiếu nữ áo dài xanh ngồi cầm chiếc lá vàng

Bi kịch trong tình yêu chính là sự ủy mị, sướt mướt. Nước mắt chỉ làm người ta thương hại chứ không giữ được tình yêu. Khoảng những năm 1980 Liên Xô có bộ phim nổi tiếng Mat-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt. Nay qua bốn câu thơ đầu của bài thơ Nửa đời nên có thêm một thành ngữ mới: ”Tình yêu không giữ được từ những giọt nước mắt”. Hình ảnh và hình tượng bài thơ rất đắt: ”Nhỏ lệ làm sông”, ”Thuyền yêu chèo mãi/ Vẫn không thấy bờ” gợi đến những hình ảnh đã có từ rất lâu trong tình yêu: ”biển tình”, ”biển ái” nhưng nghiệt ngã hơn rất nhiều. Cái giá phải trả của một người không có ”bản lĩnh” trong tình yêu cũng thật đáng thương ”thuyền yêu chèo mãi vẫn không thấy bờ”. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã khéo léo dùng tu từ và nghệ thuật đúc kết cho người đọc một kinh nghiệm trong tình trường mà chắc có lẽ anh đã từng ít nhiều trải nghiệm qua.

Thiếu nữ áo đầm đỏ
Thiếu nữ áo đầm xanh chấm bi
2. Bi kịch thứ hai: Bi kịch của những người muốn làm ”nhà thơ”

Nửa đời
Xếp chữ làm thơ
Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo.

Chưa bao giờ nước ta lại có rất nhiều người làm thơ như hiện nay. Người làm thơ thì nhiều nhưng những nhà thơ đúng nghĩa thì lại rất ít. Thơ phải viết ra từ cảm xúc, từ nghệ thuật tinh tế. ”Sáng tác” thơ mà xếp chữ cho ra một bài thơ có vần, có điệu như quay một khối rubik thì còn gì là thơ! Đó là ”thợ thơ” thì đúng hơn! Tôi còn nhớ có lần nghe một ”nhà thơ ” tự phong ở một câu lạc bộ thơ nọ, tuổi cũng đã lục tuần, lên hội trường đọc những câu thơ ngô nghê như sau:

Sáng nay mùng tám tháng ba
Chào mừng đại hội các bà các cô...

Nghe thật tức cười nhưng cũng thật giật mình vì nghe đâu ”nhà thơ” này đã xuất bản được hơn tám tập thơ và hiện đang chuẩn bị xuất bản tập thơ thứ chín! Thế mới hay làm thơ thì dễ nhưng làm thơ để đi được vào lòng người thì khó vô cùng. Cái giá phải trả của những người làm thơ loại này là đến một lúc nào đó họ mới hiểu ra mình đã quá dại dột. Họ làm thơ ”tình” nhưng chỉ để người ta xem xong và cười, có người còn xấu miệng hơn bảo họ là những kẻ háo danh. Đó chính là chữ ”khờ” của những ”nhà thơ” không có thực tài. Tuy nhiên đây là bi kịch rất dễ thương. Họ ”khờ” vì sự đam mê nghệ thuật quá đáng của mình. Có thể sự đam mê đó gây phiền nhiễu cho nhiều người khác nhưng không hề gây ra nguy hại nghiêm trọng cho xã hội. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng tu từ nhân cách hóa cho chữ ”tình” và chữ ”khờ” để biểu hiện một cách thật sinh động và cũng thật hài hước:

Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo

Nhìn chung Thanh Trắc Nguyễn Văn đã khá thành công khi anh tạo nên một tiếng cười vui nhưng đầy cảm thông cho loại bi kịch đáng yêu này.

Thiếu nữ áo dài trắng ngồi, hoa vàng
Thiếu nữ ngồi áo dài trắng

3. Bi kịch thứ ba: Bi kịch trong kinh doanh

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang.

Đã là nhà thơ hầu hết ai cũng có chút bệnh ngông! Ở Trung Quốc có nhà thơ Lý Bạch nhảy xuống dòng sông ôm trăng mà chết. Ở Việt Nam ta thì có nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đòi bán trăng trên trời! Nhiều người khác cũng thế, họ kinh doanh rất nhiều thứ và nhiều người trong số đó đã phải cam chịu thất bại, chẳng hạn như những người ”kinh doanh thơ”. Trong một bài thơ trào lộng nhà thơ Tản Đà cũng đã từng kể chuyện ông gánh ”đống thơ ế” lên bán chợ trời!

Ở đây Thanh Trắc Nguyễn Văn dùng tu từ ẩn dụ ”mảnh trăng treo” để nói lên những cái gì rất đẹp và rất nghệ thuật. Nhưng cái đẹp, cái nghệ thuật ấy chưa chắc đã kiếm ra tiền! Kết quả là gì? Là hơn ”nửa đời” người kinh doanh, đầu tư nhưng trắng tay vẫn hoàn trắng tay! Họ hoàn toàn hiểu những điều gì họ đã và đang làm nhưng chưa chắc họ đã nhận được sự đồng cảm của những người thân. Có những người luôn bị vợ hoặc con cái chì chiết là ”vô dụng” hoặc nặng nề hơn ”là đồ ăn hại” !

Câu thơ thật phũ phàng:

Tháng năm rơi trắng

Không sinh được lợi lại còn bị mất thời gian:”tháng năm rơi”. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ lại càng thêm chua xót. Thật đúng là ”Cơm áo không áo không đùa với khách thơ” (Thơ Xuân Diệu).

Thiếu nữ áo dài xanh đen, nón lá
Thiếu nữ áo dàì tím nón lá ngồi trên bậc cầu thang thủy tạ
4. Bi kịch thứ tư: Bi kịch cho những người đi tìm hạnh phúc

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

Nhân vật trong bài thơ hình như yêu rất nhiều. Anh ta luôn mơ đến những mối tình cao và xa đối với những nàng hoa hậu chân dài. Những chuyện tình đó thật phù phiếm và không thực. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng hình ảnh rất sinh động để diễn tả :

Nhặt giấc mơ hoang

Vâng đúng vậy, loại tình yêu đơn phương chỉ một chiều, không cân xứng kiểu như Trương Chi yêu Mỵ Nương thì quả thật đúng là một loại bi hài kịch xã hội. Đó là những ”giấc mơ hoang tưởng” không thực tế.

Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng một từ rất ”đắc” đó là ”vấp”! "Vấp” chỉ xảy ra khi người ta không chú ý và giúp con người thật sự được ”bừng tỉnh”! Đã vậy, ở đây còn lại là ”vấp” vào nỗi ”nhớ”. Thật rất mới và rất lạ! Nhờ ”vấp” mà nhân vật trữ tình trong bài thơ chợt ”nhớ” đến một người con gái vẫn còn yêu thương mình thật lòng. Nhân vật vội vã ”bàng hoàng” đi ”tìm em”. Nhưng dù sao cũng đã hơn ”nửa đời” người rồi, không biết ”người ấy” đã mất hay vẫn còn trên dương thế? Nếu vẫn còn liệu người ấy có còn chờ đợi hay đã sang thuyền khác mất rồi? Than ôi!


(Giải nhất Bình thơ trong tháng tại trang web văn học Đất Đứng năm 2010)

Hùng Thanh


Ngón tay tạo trái tím

Thiếu nữ xinh bận áo hai dây

NỬA ĐỜI

Nửa đời
Nhỏ lệ làm sông
Thuyền yêu chèo mãi
Vẫn không thấy bờ.

Nửa đời
Xếp chữ làm thơ
Chữ “tình” đi mất
Bỏ “khờ” chèo queo.

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang.

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

(B
ài thơ đã đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ 14.12.2008)

Thanh Trắc Nguyễn Văn


Thiếu nữ áo dài nâu
Vinh Phan Photography

Vinh Phan Photography


Chùm ảnh Vinh Phan Photography

Vinh Phan Photography

Vinh Phan Photography

Vinh Phan Photography

Vinh Phan Photography


-----------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Vinh Phan Photography (từ ảnh 13 đến ảnh 18) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

12 nhận xét :

Unknown nói...

hay lắm

Nặc danh nói...

Cảm ơn bạn ngoc lan le đã ghé thăm Blog Thơ Văn

Unknown nói...

Nửa đời
Nhặt giấc mơ hoang
Một đêm vấp nhớ
Bàng hoàng tìm em.

tuyệt vời

Nặc danh nói...

cảm ơn hoang phan

Hà My nói...

Nửa đời
Bán mảnh trăng treo
Tháng năm rơi trắng
Cái nghèo còn mang.

Nặc danh nói...

:)

Unknown nói...

hay và tạo nhiều cảm xúc

Tran_Hieu_96 nói...

Tuyệt cú mèo

Nặc danh nói...

@tram lan: cảm ơn nghen

Nặc danh nói...

@Windy Monkey: :)

Hà My nói...

nửa đời nhớ, nửa đời thương

Nặc danh nói...

ha ha ha