Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019
Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Cỏ đầu tường - Tường đầu thảo
CỎ ĐẦU TƯỜNG - TƯỜNG ĐẦU THẢO
“Tình là thứ không ổn định, giống như cỏ đầu tường"
Trong thành ngữ Trung Quốc, cỏ đầu tường (phiên âm tiếng Việt: tường đầu thảo 墙头草) dùng để chỉ người có lập trường không kiên định; gió chiều nào nghiêng chiều đó; giống như cỏ trên đầu tường thường đong đưa theo gió mà không vững chải.
Thành ngữ này lần đầu xuất hiện trong tác phẩm "Đội đặc công sau lưng kẻ thù" của tác giả Phùng Chí (1923 - 1968) "Một người, vì quốc gia, thì thà gãy chứ không cong, không làm thứ cỏ đầu tường."
Trong truyện "Tướng quân ngâm" (xuất bản 1980), tác giả Mạc Ứng Phong viết: "Các ngươi khinh người mấy năm nay, đều là loại cỏ đầu tường, gió thổi là nghiêng ngả".
Ngày nay thành ngữ này thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học mạng Trung Quốc, hoặc trong cách dùng không trang trọng, giao tiếp hàng ngày, mang ý chê bai, trách mắng.
(Góc Nhỏ Văn Thơ)
--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Dũng Râu và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét