Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Chiều (Màu cây trong khói) - Hồ Dzếnh

Góc Nhỏ Văn Thơ


CHIỀU (MÀU CÂY TRONG KHÓI) - HỒ DZẾNH

"Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây..."


Photo by Nguyễn Đình Tròn


Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Thơ 0373: Tiễn cô giáo Ái Lan



Cô giáo Ái Lan là một giáo viên giảng dạy môn văn tại trường THPT Võ Thị Sáu. Cô rất thương yêu học trò và giảng dạy rất tận tâm. Chồng của cô là thầy Nguyễn Thanh Long, cũng là một giáo viên dạy toán tại trường. Cô ra đi vào tháng 4 năm 2013 sau gần một năm chống chọi với bệnh tật, bỏ lại hai đứa con thơ và để lại nỗi thương tiếc không nguôi cho các bạn đồng nghiệp và học trò...



Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Lai cảo

Góc Nhỏ Văn Thơ


LAI CẢO VÀ DUYÊN VỚI VĂN CHƯƠNG

Lai cảo (來稿) dùng để chỉ "Bản thảo, cảo kiện gởi đến cơ quan báo chí, nhà xuất bản." (Hán Việt từ điển trích dẫn). Từ điển Nguyễn Lân định nghĩa là "bài của người ngoài toà soạn gửi đến để đăng báo"

Lai (來) nghĩa là "đến". Ta hay nói câu "phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" nghĩa là "phước thì không đến cùng lúc, mà họa thì không đến một lần". Đây cũng là chữ "lai" trong "lai vãng, lai lịch..."

Cảo (稿) nghĩa là "bản thảo". Chữ này còn có nghĩa là rơm, rạ... Sau này người ta dùng "cảo" để chỉ chung sách vở, văn chương, sáng tác. Vậy nên mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:

"Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh"


Photo by Quang Tuyên


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Ngậm ngùi - Lửa thiêng (1940) - Huy Cận

Góc Nhỏ Văn Thơ


NGẬM NGÙI - LỬA THIÊNG (1940) - HUY CẬN

"Ngậm ngùi" là một trong những bài thơ đáng nhớ nhất trong tập thơ "Lửa thiêng" của nhà thơ trẻ Huy Cận - khi xuất bản "Lửa thiêng" năm 1940, ông chỉ vừa 21 tuổi. Chất thơ độc đáo, tinh tế, vừa mới mẻ, vừa đượm nồng hương vị Á Đông của Huy Cận đã đưa ông trở thành gương mặt sáng giá bậc nhất của phong trào Thơ mới, vốn vẫn là địa hạt của những tên tuổi như Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên...

Đọc bài thơ, ít ai đặt câu hỏi "bài thơ này dành cho ai?", bởi những tình cảm sâu sắc, rung động kia từ một nhà thơ thời Thơ Mới hẳn nhiên là dành cho một nàng thơ, một giai nhân, một bóng hồng nào đấy trong tâm tưởng.

"Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ…"

Thật ra, bài thơ này là Huy Cận viết dành tặng cho người em gái xấu số của mình. Theo lời ông Cù Huy Chử, em trai nhà thơ, kể lại rằng "Quê Huy Cận ở Nghệ An, ông bố là một thầy đồ nho hết thời, tất cả trông nhờ vào sự tần tảo lam lũ của vợ. Ông bố là thầy đồ nên suốt đời chẳng làm ăn gì cả, ăn ở không suốt ngày ngồi gặm cái quạt buồm đến nỗi nó vẹt mòn mất cả cán. Nhà lại đông con, có đến 7 anh chị em.


Photo by Đặng Việt Dũng