skip to main
|
skip to sidebar
44. ĐI GIỮA CHIỀU QUÊ
Ta đi trên thảm cỏ xanh
Thênh thang đồng rộng mát lành chiều quê
Đã lâu, nay lại trở về
Ôi thương mến quá, miền quê của mình!
Ta đi trong sự yên bình
Sau bao vất vưởng mưu sinh một thời
Quê ta, nay khác xưa rồi
Đâu cũng hối hả, bồi hồi đổi thay
Ta đi, vui lắm chiều nay
Mắt em lúng liếng đong đầy mộng mơ
Nền trời nghe cũng xanh lơ
Dòng quê man mát đôi bờ xa xanh
Chiều quê như một bức tranh
Niềm vui bỗng chốc hóa thành lời thơ.
Phạm Ngọc Lại
33. VỀ QUÊ GIỮA VỤ CÀY BỪA
Về quê giữa vụ cày bừa
Ngỡ thời trai trẻ mình vừa đi qua
Từ ruộng gần tới đồng xa
Làng trên xóm dưới vẫn là thân quen
Láng giềng tối lửa tắt đèn
Đội chèo tập cả thổi kèn đám thuê
Lúa xanh cò trắng bay về
Đợi chờ mùa gặt bộn bề rạ rơm
Nhà ai gạo mới thổi cơm
Cá kho tương cũ mà thơm khắp làng...
Đặng Vương Hưng
BUỒN TRÔNG - TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU
Thời Tam Quốc, Tào Tháo (155-220) cho xây một đài lớn tên là Đồng Tước bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam. Đài này tráng lệ xa hoa, trang hoàng lộng lẫy.
Lúc Khổng Minh du thuyết Đông Ngô để liên minh chống Tào, liền bảo Tào Tháo muốn đánh hạ Đông Ngô xong sẽ bắt hai nàng Tiểu Kiều (vợ của Chu Du) và Đại Kiều (vợ của Tôn Sách) về để trong Đồng Tước đài mà vui giấc hồi xuân. Tất nhiên chuyện này đã không diễn ra, vì liên minh Thục - Ngô đã đánh bại Tào A Man trên sông Xích Bích.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dựng nên một "Đồng Tước Đài" khác - lầu Ngưng Bích. Nếu Đồng Tước Đài không thể khóa xuân hai Kiều, thì lầu Ngưng Bích lại đã thành công chôn đi tuổi xuân của Vương Thúy Kiều.
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng."
22. ĐỢI...
Biết là xa cách từ lâu
Liệu còn ai đợi bắc cầu tơ duyên?
Tình xưa như bến đợi thuyền
Để cùng mắt biếc tóc huyền trong nhau
Đợi bao giờ đến ngày sau
Tàn hương sắc có bạc màu thời gian?
Đợi khi đắng chát cơ hàn
Lửa lòng dẫu tắt hợp tan vẫn cùng
Đợi người một lối đi chung
Bao nhiêu giông tố mịt mùng sẽ qua
Bình minh không đợi chén trà
Vui buồn có đợi người xa trở về?
Heo may thu đợi ngõ quê
Còn ai đợi một lời thề chưa quên...?
Đặng Vương Hưng
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG BAO DUNG (6)
Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà bao dung, tha thứ cho họ hay không? Lòng bao dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG BAO DUNG (5)
Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, lòng bao dung, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME CỦA HỌC SINH (5)
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Hiện tượng này vừa tạo thuận lợi vừa đặt ra những thách thức cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó chính là nạn game online trong trường học. Điều này đang gây ra nhiều nhức nhối đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME CỦA HỌC SINH (4)
Game online ra đời thực chất với mục đích là trò chơi giải trí mang tính lành mạnh, giúp đầu óc thư giãn. Nhưng hiện nay, đa phần là ở lứa tuổi thanh thiếu niên nó đã bị biến tướng dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng. Nghiện game online trở thành vấn đề nhức nhối mà suốt những năm qua vẫn chưa có biện pháp nào có thể giải quyết được triệt để.
12. PHẬN MÁ HỒNG
Đi tìm lời giải chữ yêu
Chông chênh con sóng đợi chiều qua sông
Con đò chở phận má hồng
Giữa dòng tuột gánh tình bồng bềnh trôi...
Hỏi người quân tử đấy ơi..?
Có thương em vớt nửa đời dở dang...!
Mượn con sóng nhỏ bẽ bàng
Gửi ai chút nhớ muộn màng vào đêm...
Đào Vinh
GIỚI THIỆU ẤN PHẨM TRĂM NĂM KỶ NIỆM GỞI TƯƠNG TƯ CHIỀU CỦA NHÀ THƠ DUNG THỊ VÂN
Xin được giới thiệu cùng các bạn yêu thơ ấn phẩm Trăm Năm Kỷ Niệm Gởi Tương Tư Chiều của nhà thơ Dung Thị Vân do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép năm 2020. Sách được in trên giấy trắng đẹp khoảng gần 400 trang, bìa đẹp, trình bày trang nhã, dễ nhìn.