Tính tôi rất cực đoan nên tôi không thích thơ đường luật vì đó là quốc thơ của người phương Bắc (ý nói người "lạ" có đập Tam Hiệp). Chiều nay ngồi ở một quán cà phê Sài Gòn, với vài người bạn thơ, vô tình mở Facebook thấy thơ của anh Bạch Tử Họa. Không hiểu sao lại bỗng dưng muốn làm vài câu thơ đường cho khuây khỏa...
------------------------------------
Bài xướng:
MẮT BUỒN
Thôi đừng khóc nữa rạn niềm đau Phận lỡ làng duyên buổi xuống tàu Nẻo ấy chân trời chao mộng giữa Phương này góc biển dạt tình sau Sầu mây quạnh quẽ luồng chia nát Dỗi nguyệt thờ ơ mảnh ghép nhàu Gió bỡn qua chiều nghe lạnh thổi Phai nhòa kỷ niệm mắt buồn lau
“Trời mưa bong bóng phập phồng Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”.
Câu hát buồn này có lẽ những ai yêu thích ca dao dân ca đều đã hơn một lần nghe qua. Mượn lời người xưa, tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn chỉ thay bốn chữ “con ở với ai” bằng “con khóc mình con”, chuyển từ câu nói sang hình ảnh mà mức độ buồn tủi, xót xa, cay đắng của nhân vật xưng “con” như đã tăng lên rất nhiều.
THƯ NGỎ GỞI ANH PHẠM SINH, XIN ĐƯỢC HỦY KẾT BẠN TRÊN FACEBOOK
Anh Phạm Sinh (Sinh Phạm) mến
Bút danh tôi là Thanh Trắc Nguyễn Văn (tên thật là Nguyễn Văn Tạo) còn anh viết trên trang thơ của anh bút danh của tôi là Nguyễn Văn Thanh Trắc, là tên của một người khác, một nhà thơ ở Tân Hiệp, không phải là tôi và tôi cũng đã nói rất nhiều lần. Anh cứ đổ thừa là do Facebook đã mặc định tên là như vậy, nhưng sao nhiều người vẫn viết đúng mà không bị sai? Tôi cũng đã góp ý là nếu không viết được chữ "Thanh Trắc Nguyễn Văn" trên Facebook, anh cứ copy tên từ bài viết của tôi rồi dán vào nhưng anh vẫn không làm.
Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn chảy đời suối. Đời người cũng để sống và thả trôi đi những tị hiềm”. Đúng vậy, trong cuộc sống của chúng ta rất cần đến lòng bao dung của mọi người. Lòng bao dung là một phẩm chất, một truyền thống đáng quý của người Việt Nam. Lòng bao dung có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, nhưng ngày nay không ít người thiếu đi tấm lòng bao dung ấy.
Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được khoan dung...
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...
VỀ BÀI THƠ "PLEIKU BUỒN KHÔNG EM..." CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Nhận được tập thơ “Huyền thoại người lái đò” của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn tặng, tôi rất vui và xúc động lắm.
Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn là những vần thơ rất thực ở đời thường. Tôi rất may mắn và vinh dự được biết đến nhà thơ - Một giáo viên vật lí cấp 3 nhưng yêu thơ đến vô cùng.
Thôi thôi đừng nói nữa nà Trâu băng ruộng sạ dấu mà còn đây
Năm ni em mắc chăn tru Vài năm chi nữa mần du mẹ thầy (Tru: trâu, du:dâu - Bắc bộ) Cù cù tát nước ao bèo Mai đòi tru lên trại ai rèo cho mi? – Thu choa biết sự thu choa Mai đòi tru lên trại, trải chiếu hoa cho ngồi
Đứa mô không chộ thì mù Có o con gái cỡi tru quặp sừng
Dù ai béo bạo như tru Về đất Kẻ Ngù cũng tóm như dam Ai mà gầy tóm như dam Về đất nhà Chàng, cũng béo như tru
Nước nguồn chảy xuống ruộng dâu Thấy anh đánh bạc lùa trâu đi cầm Cầm trâu, cầm áo cầm khăn Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em
Lập vườn sao anh không sớm viếng tối thăm Để trâu bò gặm hết, mấy năm cho thành
GIỚI THIỆU TẬP THƠ GẬP GHỀNH KHÚC ĐAU CỦA NHÀ THƠ TRƯƠNG TUYẾT MAI Xin được giới thiệu cùng các bạn yêu thơ Tập thơ Gập Ghềnh Khúc Đau của nhà thơ - nhạc sĩ - nhà báo Trương Tuyết Mai do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép năm 2020. Sách được in trên giấy trắng đẹp, bìa đẹp, trình bày trang nhã, dễ nhìn.
Vô cùng cảm ơn bạn Nguyễn Anh Gia Bảo đã gởi tặng một bức ảnh chụp bài thơ "Hát với trống cơm", được viết trong sổ tay sưu tầm thơ của bạn ấy. Bài thơ này tôi viết cách nay cũng đã khá lâu. Thời điểm đó (khoảng năm 2000) điện thoại chưa có chức năng chụp hình nên thơ sưu tầm phải ghi chép bằng tay, rất vất vả. Thật vô cùng xúc động!