Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Người làm được việc lớn thường biết lắng nghe

Trung Quốc xưa


NGƯỜI LÀM ĐƯỢC VIỆC LỚN THƯỜNG BIẾT LẮNG NGHE

Lắng nghe tưởng như là việc đơn giản nhưng kỳ thực đó là một việc không hề dễ dàng. Từ lịch sử có thể thấy, không chỉ những bậc Quân chủ xưa biết lắng nghe mà được thiên hạ, mà các nhà lãnh đạo tài tình trên thế giới cũng đều là những người biết lắng nghe.


Thiếu nữ áo dài trắng



Thiếu nữ áo dài trắng


Một người biết lắng nghe trước tiên phải là người có thể hạ thấp được tư thái của bản thân đồng thời cũng phải phóng hạ được cái tâm của bản thân mình. Người ấy cũng nhất định phải là người có tâm kiên nhẫn. Trái lại, một người luôn đặt mình ở trên người khác, xem thường người khác, cậy mạnh mà ức hiếp người khác, không có năng lực nhẫn nại thì không thể trở thành người biết lắng nghe. Bởi vậy có thể thấy, người biết lắng nghe là người thực sự tôn trọng sinh mệnh. Lắng nghe là quá trình tu hành, cũng là thể hiện của sự tu dưỡng bên trong nội tâm của một người.

Cổ nhân có câu: “Nhạc cao hòa quả”, tức là khúc nhạc quá uyên thâm thì ít người hiểu được, sở dĩ như vậy bởi vì người có khả năng nghe là quá ít. Hay cũng có câu: “Tri âm nan mịch”, tri kỷ khó tìm bởi vì người giỏi lắng nghe thật quá hiếm có. “Lời thật thì khó nghe”, chỉ những người khoan dung độ lượng mới có thể hiểu được lợi ích của việc lắng nghe.

Lắng nghe là việc không dễ dàng, người biết lắng nghe đòi hỏi phải là người có thể tĩnh tâm, khiêm tốn và kiên nhẫn. Một người khi có thể tĩnh hạ tâm xuống thì mới có thể sản sinh ra trí tuệ mà câu thông được với vạn vật trong vũ trụ, càng có thể minh tỏ đúng sai, sẽ không bị những “giả ngôn, giả thiện, giả tướng” lừa gạt, không bị nhiễu loạn nội tâm.

Khi một người có thể kiên nhẫn thì mới có thể từ trong những âm thanh phức tạp mà tìm được sự yên tĩnh của nội tâm, mới có thể thực sự phân biệt rõ được thiện ác, tốt xấu, mới có thể kiên nhẫn nghe được âm thanh hữu ích của thể xác và tâm hồn, trở về với bản tính thiện lương và hồn nhiên.

Khiêm tốn là điều kiện tiên quyết để lắng nghe. Một người giả tâm, tràn đầy ngạo mạn, tự phụ và thành kiến sẽ không thể biết lắng nghe. Người khuyết thiếu khiêm tốn thì sẽ không thể lắng nghe và tiếp thu được bất kỳ ý kiến nào.

Trong các triều đại lịch sử, triều đình nào cũng có Ngôn quan, Gián quan, nhưng Minh quân có thể biết lắng nghe Ngôn quan nói, có thể tiếp nhận được lời của Gián quan lại không nhiều.

Triều nhà Đường, Đường Thái Tông vui mừng khi được nghe lời góp ý phê bình, lúc nào cũng tự kiểm điểm nội tâm, khoan dung rộng lượng, có thể “chiêu hiền, nạp gián”, nên mới có được “Trinh Quán chi trị”. Đây là thời kỳ dùng để so sánh cho tất cả các triều đại sau và các quân chủ đời sau đều bắt buộc phải học tập.

Sử sách ghi chép lại rằng, vào năm Trinh Quán thứ 5, Đường Thái Tông nói với Trưởng Tôn Vô Kỵ và các đại thần trong triều: “Trẫm nghe nói, quân chủ hiền minh thì các đại thần mới dám nói thẳng. Con người rất khó nhìn rõ bản thân mình. Các khanh hãy nói những chỗ hay và chỗ dở của trẫm xem sao?”

Trưởng Tôn Vô Kỵ nói: “Võ công, tài năng văn chương và phẩm hạnh đạo đức của Bệ hạ vượt qua các bậc đế vương từ xưa đến nay. Những quyết sách mà Bệ hạ làm ra và những chỉ lệnh mà Bệ hạ phát ra đều vô cùng chính xác, có lợi cho quốc gia và dân chúng. Là bề tôi, thần bận rộn chấp hành các chỉ lệnh của Bệ hạ, thực sự không phát hiện ra Bệ hạ có khuyết điểm nào cả!”.

Đường Thái Tông nói: “Trẫm muốn nghe những thiếu sót và khuyết điểm của mình, khanh lại chỉ nói lời hay, tùy tiện bợ đỡ. Hôm nay trẫm muốn công khai đàm luận về chỗ hay và chỗ dở của các khanh, để làm tham chiếu cho tương lai”....

(sưu tầm)


Thiếu nữ áo dài trắng

--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :