skip to main
|
skip to sidebar
Xin giới thiệu nhạc phẩm "Về lại Ba Tri" của nhạc sĩ Nhã Thanh. Nhạc phẩm này được phổ nhạc từ bài thơ "Về lại Ba Tri" của Thanh Trắc Nguyễn Văn.
ÔNG TƠ GHÉT BỎ CHI NHAU
Khi này Kim Trọng gặp Thúy Kiều sau khi nghe tin chú mất, trong Kim Vân Kiều Truyện kể rằng:
"...Kim Trọng nghe xong, bảo thư đồng về trước, đoạn vội chui qua giả sơn sang tìm Thúy Kiều. Lúc này Thúy Kiều còn ở sau vườn. Kim Trọng nói: “Thật là không may! Chú tôi mất ở Liêu Dương, cha tôi giục tôi về để đi rước linh cữu. Việc sửa soạn đã đầy đủ, ngay hôm nay phải khởi hành nàng ạ!”. Lại dẫm chân và nói: “Chúng ta vừa được gặp nhau, lại xảy ra ngay việc phải xa nhau. Tôi đứt ruột ra mất, biết làm thế nào?”..."
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH - LEV TOLSTOY
“Nếu có kẻ nào nói tôi có thể yêu đến nhường này, thì chắc hẳn tôi sẽ không tin”. Công tước Andrei nói: ... “Đối với tôi, cả thế giới giờ đây được chia thành hai nửa: một nửa là cô ấy, và tất cả là niềm vui, hy vọng, ánh sáng: nửa còn lại là tất cả những gì không-phải-cô-ấy, và chỉ có bóng tối và u ám…"
VẦN CHÂN - CƯỚC VẬN
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" (NXB Đại học quốc gia Hà Nội), "Vần chân còn gọi là cước vận. Vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp các loại trên,..
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(Quang Dũng -Tây Tiến)
211. Ngày mưa gió
Vạn vật ngập trong mùa thu
Làng quê vùng quan ải.
212. Rõ ràng trăng
Cũng cao như giá đất
Ở nơi bán chác này.
213. Chưa kịp bỏ tay che
Ngọn gió xuân
Đã chui vào nhánh mạ.
CA DAO VỀ MÙA ĐÔNG (3)
Anh ơi! phải lính thì đi
Cửa nhà mọi việc em thì chẳng sai,
Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ đất ra
Tháng tư gieo ma, thuận hòa mọi nơi
Tháng mười gặt hái vừa rồi
Trời đổ mưa xuống, nước trôi đầy đồng
Anh ơi, hãy giữ việc công
Để em cày cấy mặc lòng em lo!
Ai đi gánh vác non sông
Để ai chứa chất sầu đông vơi đầy.
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông,
Em đi cấy đồng lòng nhớ thương anh.