Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Trang Góc Nhỏ Văn Thơ - Ông tơ ghét bỏ chi nhau

Photo by Văn Tân


ÔNG TƠ GHÉT BỎ CHI NHAU

Khi này Kim Trọng gặp Thúy Kiều sau khi nghe tin chú mất, trong Kim Vân Kiều Truyện kể rằng:

"...Kim Trọng nghe xong, bảo thư đồng về trước, đoạn vội chui qua giả sơn sang tìm Thúy Kiều. Lúc này Thúy Kiều còn ở sau vườn. Kim Trọng nói: “Thật là không may! Chú tôi mất ở Liêu Dương, cha tôi giục tôi về để đi rước linh cữu. Việc sửa soạn đã đầy đủ, ngay hôm nay phải khởi hành nàng ạ!”. Lại dẫm chân và nói: “Chúng ta vừa được gặp nhau, lại xảy ra ngay việc phải xa nhau. Tôi đứt ruột ra mất, biết làm thế nào?”..."


Photo by Văn Tân



Photo by Văn Tân


Mà Nguyễn Du diễn tả mấy câu ấy bằng tám câu không chỉ chứa đựng nhiều thông tin, mà còn mang theo niềm day dứt, gửi gắm, tình cảm đè nén của chàng Kim dành cho Thúy Kiều:

“Sự đâu chưa kịp đôi hồi,
Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ.
Trăng thề còn đó trơ trơ,
Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.
Ngoài nghìn dặm chốc ba đông,
Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy!
Gìn vàng giữ ngọc cho hay,
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.”


Photo by Văn Tân

Photo by Văn Tân


"Trao tơ" là chỉ việc kết hôn. "Theo sách Khai nguyên Thiên bảo di sự: Trương Gia Trinh, tể tướng nhà Đường, có năm con gái, muốn gả một người cho Quách Nguyên Chấn, đô đốc Lương Châu, người đẹp mà có tài nghệ, bèn bảo năm con đứng sau một bức màn, mỗi người cầm một sợi dây tơ dài, dòng ra ngoài, và cho Nguyên Chấn tuỳ ý kéo lấy một sợi, trúng sợi nào thì lấy người cầm sợi ấy. Nguyên Chấn được kéo sợi tơ đỏ, lấy người con thứ ba, rất đẹp."

Photo by Văn Tân

Photo by Văn Tân


Đáp lại, Thúy Kiều nói:

Tai nghe ruột rối bời bời,
Ngập ngừng, nàng mới giãi lời trước sau:
“Ông tơ ghét bỏ chi nhau,
Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi!
Cùng nhau trót đã nặng lời,
Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ!
Quản bao tháng đợi năm chờ,
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
Ðã nguyền hai chữ đồng tâm,
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.
Còn non còn nước còn dài,
Còn về còn nhớ đến người hôm nay!”

Mấy câu này nói rõ sự ai oán Kiều cho số phận trêu ngơi, mà nàng thì đoan chắc sẽ không thay lòng đổi dạ, quyết tâm đợi chờ cho đến lúc đất trời còn tồn tại. "Ôm cầm thuyền ai" nghĩa là "Ôm đàn sang thuyền của người khác, tức là đi lấy chồng khác."

(Góc Nhỏ Văn Thơ)


Photo by Văn Tân


--------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh Photo by Văn Tân (từ ảnh 2 đến 8)và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :