Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (15)

Thiếu nữ áo dài tím nón lá

TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ (CÓ CHÚ GIẢI) (15)

151. Ăn mày đánh đổ cầu ao

Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)

152. Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi

Tham lam, keo kiệt.

153. Tội vịt chưa qua,
Tội gà đã tới.


Thiếu nữ áo dài trắng, cánh đồng khô hạn


Thiếu nữ áo dài trắng xe đạp yên hồng

154. Ăn như Thủy Tề đánh vực

Thủy Tề: Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).

Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)

155. Ăn nồi bảy thì ra,
Ăn nồi ba thì mất


Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)

156. Ruồi bâu dái ngựa

157. Tham thực thì cực thân

 
Thực: Ăn (từ Hán Việt).

158. Xấu dây tốt củ

(Dị bản)
Xấu dây mẩy củ

159. Ăn trộm có tang,
Chơi ngang có tích

 
Những việc làm phi pháp bao giờ cũng để lại dấu tích, tang chứng, cuối cùng sẽ bị phát hiện. Cũng có thể hiểu là cần phải có tang chứng cụ thể, rõ ràng mới kết tội được.

160. Phá như giặc Ba Vành

Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.

(sưu tầm từ Nguồn: Ca dao Mẹ)


Thiếu nữ áo bà ba nón lá khăn rằn chèo thuyền

--------------------------------------------------
Tục ngữ - Thành ngữ (có chú giải) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
(11) (12) (13) (14) (15) (16)
Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Không có nhận xét nào :